Được nghe kể rất nhiều về Nhóm Ve Chai, nhưng trăm nghe không bằng một thấy, tôi đã xin một cuộc hẹn với anh Linh – trưởng Nhóm Ve Chai Nam Định.
Trước giờ lên đường
Chúa Nhật. 8 giờ 30. Đang phân vân không biết mọi người đi thu đồ chưa, tôi đã nghe thấy tiếng anh Linh gọi vào một quán nước nhỏ đối diện Nhà Thờ Lớn. Ngó qua đồng hồ, anh tranh thủ giới thiệu tôi với các thành viên trong Nhóm, lúc này đã có khoảng hơn chục người: "Đây là em Ngọc ở Câu lạc bộ tình nguyện Tuổi Trẻ Xanh. Hôm nay, em sẽ đi thu đồ cùng Ve Chai chúng ta". Chờ tôi giới thiệu xong, anh Tùng ngồi bên cạnh hỏi: "Đã đến với Ve Chai là không được ngại bẩn đâu đấy. Em biết chứ ?"
9 giờ, tất cả đã đến đông đủ. Nhìn qua một lượt, đa số các thành viên đều đã đi làm, một số người dù lập gia đình nhưng vẫn cố gắng thu xếp thời gian để tham gia với Nhóm, còn lại là những bạn sinh viên. "Ở đây có tất cả 15 người. Vậy chúng ta sẽ chia thành bảy tốp ( hai người đi một xe ) đi lấy đồ. Bạn Huyền hôm nay hơi mệt nên đã xin ở lại trông kho". Vừa nói anh Linh vừa đưa tờ danh sách các ân nhân ( gia đình quyên góp đồ cho Ve Chai ) ở các tuyến cho từng tốp phụ trách. Tuyến của tôi và anh Linh có tất cả 20 nhà ở nhiều đường phố khác nhau. Phân công xong, mọi người vào trong kho lấy bao chứa đồ rồi tất cả lên đường.
Vui nhiều hơn mệt
Ngồi trên xe, anh Linh cho biết: "Nhóm được thành lập cách đây hơn hai năm với mong muốn được làm điều gì đó để đem lại niềm vui cho những người bất hạnh, người nghèo trong xã hội. Ý tưởng đó được thực hiện vào đầu tháng 10 năm 2005, sau cơn bão số 7 đổ bộ vào các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ gây thiệt hại rất lớn về vật chất và tinh thần của người dân. Được sự đồng ý của cha Chính Xứ, các bạn đã tự nguyện đi đến một số gia đình để quyên góp. Tất cả tiền và vật phẩm thu được đã nhanh chóng chuyển tới cứu trợ vùng bị thiên tai. Kể từ ngày đó, Nhóm lấy tên là Nhóm Teresa Calcutta. Không thể tồn tại nếu không có kinh phí hoạt động, nhiều ý tưởng đã được đưa ra. Một trong những ý tưởng được chọn là đi thu lượm chai lọ, quần áo, sắt vụn, giấy... rồi đem bán để gây quỹ từ thiện.
Như mong đợi, ngày 9.4.2006, cha Châu – người sáng lập Nhóm Ve Chai Vũng Tàu và đặc trách Ve Chai toàn quốc – đã về Nam Định, chính thức công nhận và sáp nhập Nhóm vào hệ thống Ve Chai toàn quốc. Sáng ngày 12.4.2006 tại Đền Thánh Phú Nhai – Bùi Chu, Cha đã cử hành Thánh Lễ thành lập Ve Chai Nam Định. Tham dự ngoài các bạn trong Nhóm, còn có các bạn Ve Chai Hà Nội, Ve Chai Sài-gòn và Ve Chai Vũng Tàu. Kể từ ngày đó, Nhóm được đổi tên thành Ve Chai Nam Định". Chợt anh dứt lời: "Kìa đến nhà đầu tiên rồi đấy !" Đó là một quán cà-phê vườn.
Dừng xe trước cổng, anh đưa bao cho tôi rồi cất tiếng gọi: "Cháu chào cô. Hôm nay nhà có gì cho Ve Chai không ạ ?" Bác chủ quán chừng như đã chuẩn bị từ trước liền chỉ vào hai bao to đựng đầy vỏ lon sữa hộp để sẵn ở cuối vườn. Bao rất nặng nên khiêng lên xe xong, cả hai chào xin phép bác rồi mang luôn về Nhà Thờ sau đó mới đi chuyến tiếp theo.
Khu đất rộng phía sau Nhà Thờ được Đức Cha ưu ái dành riêng cho Nhóm, lúc này đã chất đầy các bao đồ do các tốp mang về. Hôm nay quả là một ngày may mắn, nhà nào cũng cho nhiều đồ nên hai anh em dù mệt nhưng rất vui. Anh Linh cười rất tươi: "Các ân nhân hầu hết đều là những hộ kinh doanh nên cho Ve Chai rất nhiều đồ. Nhưng lúc Nhóm mới thành lập thì không được như thế này đâu, dân làm ăn họ cẩn thận lắm. Nhóm đã phải phân công từng thành viên chỉ đi một tuyến cố định để họ quen mặt, họ mới tin".
Quả thật giờ đây, khi đến Ve Chai đến thu đồ, các gia đình đã quen nên đều chuẩn bị sẵn đồ từ trước, chỉ chờ Nhóm đến lấy mang đi mà thôi, có bác thấy nhà mình ít đồ nên khi Nhóm đến lấy thì ngại, không muốn đưa, cứ xin khất lần sau. Có bác vui tính còn đùa: "Gớm cái bọn Ve Chai này, đến nhà thấy đồ gì có thể bán được đều hỏi xin cả. Thôi cứ... "tham" như vậy là được". Anh Linh kể, có lần đang thu đồ từ nhà bác này thì có cô bán đồng nát đến, thấy vậy nên cứ nằn nì đòi mua cho bằng được. Bọn anh giải thích mãi mà cô ấy vẫn không chịu tin, cứ khăng khăng rằng làm gì có ai lại đi xe máy để thu đồ ve chai bao giờ. Đến lúc về, tôi đem chuyện này kể với các bạn khác thì mới biết hầu như ai cũng từng gặp phải tình huống oái oăm này.
Thu hết đồ xong, cả Nhóm bắt đầu chia nhau phân loại. Các bạn nữ lo phân loại sách vở, túi nylon, còn các thành viên nam thì xếp bìa, phân loại chai lọ, lon bia, cạy sắt, đồng, nhôm từ các đồ dùng bị hỏng. Thỉnh thoảng tất cả lại phá lên cười trước những câu nói đùa từ cái miệng lẻo mép của Tú. Tôi hỏi Long ngồi cạnh tôi – bố mẹ có đồng ý cho bạn hoạt động trong Nhóm không thì được trả lời: "Biết Nhóm làm việc từ thiện nên không chỉ mình mà các bạn khác trong Nhóm đều được gia đình ủng hộ, tạo điều kiện cho tham gia". Phân loại xong thì cũng vừa lúc cô "đại lý đồng nát" ( cả Nhóm gọi vui ) đưa xích-lô đến chở đi. Bốn chuyến xe chất đầy đồ đem lại cho Nhóm gần một triệu đồng. Ai cũng rất vui, bõ công cả Nhóm chạy đi chạy lại suốt cả sáng ngày hôm nay.
Không thể nào quên
Mải làm, mọi người đều quên đã gần một giờ chiều. Dọn dẹp xong, tất cả rủ nhau đi ăn bún riêu cua ở chợ Diên Hồng. Trời nóng, người đông chen chúc nhau, quán lại không có quạt nên ăn xong bát bún cua, ai cũng ướt đẫm mồ hôi đến nỗi cả Nhóm cứ đùa nhau là tắm bún cua chứ không phải ăn bún cua. Tôi thắc mắc với anh Hưng tại sao lại phải đi ăn ở xa thế mà không ăn ở gần đây cho tiện thì được trả lời: "Vì đó là chỗ duy nhất trong thành phố còn bán ba nghìn một bát, em à". Chỉ câu trả lời đơn giản đó thôi đã là quá đủ đối với tôi.
Ăn xong, Nhóm lại lên đường. Hôm nay là cuối tháng, Nhóm sẽ đi đưa gạo cho những gia đình khó khăn. Tất cả lại chia thành năm tốp tỏa nhau đi đưa gạo cho các gia đình nghèo trong thành phố. Tốp bốn người chúng tôi đi qua cầu Đò Quan đến các nhà ở bên kia sông. Chỉ cách thành phố Nam Định có một con sông Đào mà cái nghèo vẫn cứ bám riết lấy từng gia đình nơi đây. Những căn nhà lụp xụp, những đứa trẻ lem luốc với bộ quần áo cũ bạc phếch, vải đã sờn đang chơi đùa bên bờ sông. Hầu hết những gia đình chúng tôi vào đều gặp những cụ già neo đơn, bệnh tật, không nơi nương tựa. Có cụ là Mẹ Việt Nam anh hùng, chồng con đều đã hy sinh hết, giờ chỉ còn sống với con dâu và những đứa cháu. Trao bao gạo tràn đầy tình nghĩa, tôi thấy ánh lên trên khuôn mặt đã dãi dầu sương gió của cụ một niềm vui pha lẫn nỗi xúc động nghẹn ngào. Cụ chỉ biết nắm chặt tay chúng tôi mà không nói nên lời. Cả Nhóm như lặng đi, có bạn đã sụt sùi. Tôi cũng thấy mắt mình cay cay, chỉ mong cụ được mạnh khỏe, sống hạnh phúc cùng con cháu.
Gia đình cuối cùng chúng tôi đến có hai chị em sinh đôi đang ngồi học bài. Nhìn hai em "diện" chiếc áo trắng đã cũ sờn, ngả hẳn màu ra chào chúng tôi, lòng mọi người chợt se lại. Ngay lập tức, chị Ngọc thủ quỹ liền nhờ hai anh chị trong Nhóm đưa các em đi mua quần áo và những đồ dùng, sách vở còn thiếu. Chầm chậm rót nước mời chúng tôi, cô Loan – mẹ hai em – lặng lẽ kể về hoàn cảnh gia đình mình. Cha bị mù rồi mất, nhà lại nghèo nên đứa anh cả phải nghỉ học để xin đi làm phụ mẹ nuôi hai em gái. Giọng nghèn nghẹn, chị Ngọc động viên gia đình, khuyên hai em cố gắng học hành cho giỏi, đừng phụ lòng mẹ và anh trai đã tần tảo sớm hôm nuôi mình ăn học, chị cũng hứa Nhóm sẽ hỗ trợ gia đình để hai em có điều kiện học tập. Nói đến đây, nhiều bạn đã không cầm được nước mắt.
Kết thúc chuyến đưa gạo cũng đã hơn bốn giờ chiều. Tập trung mọi người lại, chị Ngọc đưa tiền xăng cho những bạn mang xe đi ngày hôm nay: "Bây giờ, xăng dầu lên giá. Vậy từ hôm nay, tiền xăng sẽ tăng thêm hai nghìn lên thành bảy nghìn đồng. Mọi người thấy thế nào ?" Tất nhiên là chẳng ai phản đối cả. Tất cả còn mải nghĩ về chuyến đi ngày hôm nay. Còn đối với riêng tôi, chuyến đi này thực sự là một trải nghiệm không bao giờ quên.
Trước giờ lên đường
Chúa Nhật. 8 giờ 30. Đang phân vân không biết mọi người đi thu đồ chưa, tôi đã nghe thấy tiếng anh Linh gọi vào một quán nước nhỏ đối diện Nhà Thờ Lớn. Ngó qua đồng hồ, anh tranh thủ giới thiệu tôi với các thành viên trong Nhóm, lúc này đã có khoảng hơn chục người: "Đây là em Ngọc ở Câu lạc bộ tình nguyện Tuổi Trẻ Xanh. Hôm nay, em sẽ đi thu đồ cùng Ve Chai chúng ta". Chờ tôi giới thiệu xong, anh Tùng ngồi bên cạnh hỏi: "Đã đến với Ve Chai là không được ngại bẩn đâu đấy. Em biết chứ ?"
9 giờ, tất cả đã đến đông đủ. Nhìn qua một lượt, đa số các thành viên đều đã đi làm, một số người dù lập gia đình nhưng vẫn cố gắng thu xếp thời gian để tham gia với Nhóm, còn lại là những bạn sinh viên. "Ở đây có tất cả 15 người. Vậy chúng ta sẽ chia thành bảy tốp ( hai người đi một xe ) đi lấy đồ. Bạn Huyền hôm nay hơi mệt nên đã xin ở lại trông kho". Vừa nói anh Linh vừa đưa tờ danh sách các ân nhân ( gia đình quyên góp đồ cho Ve Chai ) ở các tuyến cho từng tốp phụ trách. Tuyến của tôi và anh Linh có tất cả 20 nhà ở nhiều đường phố khác nhau. Phân công xong, mọi người vào trong kho lấy bao chứa đồ rồi tất cả lên đường.
Vui nhiều hơn mệt
Ngồi trên xe, anh Linh cho biết: "Nhóm được thành lập cách đây hơn hai năm với mong muốn được làm điều gì đó để đem lại niềm vui cho những người bất hạnh, người nghèo trong xã hội. Ý tưởng đó được thực hiện vào đầu tháng 10 năm 2005, sau cơn bão số 7 đổ bộ vào các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ gây thiệt hại rất lớn về vật chất và tinh thần của người dân. Được sự đồng ý của cha Chính Xứ, các bạn đã tự nguyện đi đến một số gia đình để quyên góp. Tất cả tiền và vật phẩm thu được đã nhanh chóng chuyển tới cứu trợ vùng bị thiên tai. Kể từ ngày đó, Nhóm lấy tên là Nhóm Teresa Calcutta. Không thể tồn tại nếu không có kinh phí hoạt động, nhiều ý tưởng đã được đưa ra. Một trong những ý tưởng được chọn là đi thu lượm chai lọ, quần áo, sắt vụn, giấy... rồi đem bán để gây quỹ từ thiện.
Như mong đợi, ngày 9.4.2006, cha Châu – người sáng lập Nhóm Ve Chai Vũng Tàu và đặc trách Ve Chai toàn quốc – đã về Nam Định, chính thức công nhận và sáp nhập Nhóm vào hệ thống Ve Chai toàn quốc. Sáng ngày 12.4.2006 tại Đền Thánh Phú Nhai – Bùi Chu, Cha đã cử hành Thánh Lễ thành lập Ve Chai Nam Định. Tham dự ngoài các bạn trong Nhóm, còn có các bạn Ve Chai Hà Nội, Ve Chai Sài-gòn và Ve Chai Vũng Tàu. Kể từ ngày đó, Nhóm được đổi tên thành Ve Chai Nam Định". Chợt anh dứt lời: "Kìa đến nhà đầu tiên rồi đấy !" Đó là một quán cà-phê vườn.
Dừng xe trước cổng, anh đưa bao cho tôi rồi cất tiếng gọi: "Cháu chào cô. Hôm nay nhà có gì cho Ve Chai không ạ ?" Bác chủ quán chừng như đã chuẩn bị từ trước liền chỉ vào hai bao to đựng đầy vỏ lon sữa hộp để sẵn ở cuối vườn. Bao rất nặng nên khiêng lên xe xong, cả hai chào xin phép bác rồi mang luôn về Nhà Thờ sau đó mới đi chuyến tiếp theo.
Khu đất rộng phía sau Nhà Thờ được Đức Cha ưu ái dành riêng cho Nhóm, lúc này đã chất đầy các bao đồ do các tốp mang về. Hôm nay quả là một ngày may mắn, nhà nào cũng cho nhiều đồ nên hai anh em dù mệt nhưng rất vui. Anh Linh cười rất tươi: "Các ân nhân hầu hết đều là những hộ kinh doanh nên cho Ve Chai rất nhiều đồ. Nhưng lúc Nhóm mới thành lập thì không được như thế này đâu, dân làm ăn họ cẩn thận lắm. Nhóm đã phải phân công từng thành viên chỉ đi một tuyến cố định để họ quen mặt, họ mới tin".
Quả thật giờ đây, khi đến Ve Chai đến thu đồ, các gia đình đã quen nên đều chuẩn bị sẵn đồ từ trước, chỉ chờ Nhóm đến lấy mang đi mà thôi, có bác thấy nhà mình ít đồ nên khi Nhóm đến lấy thì ngại, không muốn đưa, cứ xin khất lần sau. Có bác vui tính còn đùa: "Gớm cái bọn Ve Chai này, đến nhà thấy đồ gì có thể bán được đều hỏi xin cả. Thôi cứ... "tham" như vậy là được". Anh Linh kể, có lần đang thu đồ từ nhà bác này thì có cô bán đồng nát đến, thấy vậy nên cứ nằn nì đòi mua cho bằng được. Bọn anh giải thích mãi mà cô ấy vẫn không chịu tin, cứ khăng khăng rằng làm gì có ai lại đi xe máy để thu đồ ve chai bao giờ. Đến lúc về, tôi đem chuyện này kể với các bạn khác thì mới biết hầu như ai cũng từng gặp phải tình huống oái oăm này.
Thu hết đồ xong, cả Nhóm bắt đầu chia nhau phân loại. Các bạn nữ lo phân loại sách vở, túi nylon, còn các thành viên nam thì xếp bìa, phân loại chai lọ, lon bia, cạy sắt, đồng, nhôm từ các đồ dùng bị hỏng. Thỉnh thoảng tất cả lại phá lên cười trước những câu nói đùa từ cái miệng lẻo mép của Tú. Tôi hỏi Long ngồi cạnh tôi – bố mẹ có đồng ý cho bạn hoạt động trong Nhóm không thì được trả lời: "Biết Nhóm làm việc từ thiện nên không chỉ mình mà các bạn khác trong Nhóm đều được gia đình ủng hộ, tạo điều kiện cho tham gia". Phân loại xong thì cũng vừa lúc cô "đại lý đồng nát" ( cả Nhóm gọi vui ) đưa xích-lô đến chở đi. Bốn chuyến xe chất đầy đồ đem lại cho Nhóm gần một triệu đồng. Ai cũng rất vui, bõ công cả Nhóm chạy đi chạy lại suốt cả sáng ngày hôm nay.
Không thể nào quên
Mải làm, mọi người đều quên đã gần một giờ chiều. Dọn dẹp xong, tất cả rủ nhau đi ăn bún riêu cua ở chợ Diên Hồng. Trời nóng, người đông chen chúc nhau, quán lại không có quạt nên ăn xong bát bún cua, ai cũng ướt đẫm mồ hôi đến nỗi cả Nhóm cứ đùa nhau là tắm bún cua chứ không phải ăn bún cua. Tôi thắc mắc với anh Hưng tại sao lại phải đi ăn ở xa thế mà không ăn ở gần đây cho tiện thì được trả lời: "Vì đó là chỗ duy nhất trong thành phố còn bán ba nghìn một bát, em à". Chỉ câu trả lời đơn giản đó thôi đã là quá đủ đối với tôi.
Ăn xong, Nhóm lại lên đường. Hôm nay là cuối tháng, Nhóm sẽ đi đưa gạo cho những gia đình khó khăn. Tất cả lại chia thành năm tốp tỏa nhau đi đưa gạo cho các gia đình nghèo trong thành phố. Tốp bốn người chúng tôi đi qua cầu Đò Quan đến các nhà ở bên kia sông. Chỉ cách thành phố Nam Định có một con sông Đào mà cái nghèo vẫn cứ bám riết lấy từng gia đình nơi đây. Những căn nhà lụp xụp, những đứa trẻ lem luốc với bộ quần áo cũ bạc phếch, vải đã sờn đang chơi đùa bên bờ sông. Hầu hết những gia đình chúng tôi vào đều gặp những cụ già neo đơn, bệnh tật, không nơi nương tựa. Có cụ là Mẹ Việt Nam anh hùng, chồng con đều đã hy sinh hết, giờ chỉ còn sống với con dâu và những đứa cháu. Trao bao gạo tràn đầy tình nghĩa, tôi thấy ánh lên trên khuôn mặt đã dãi dầu sương gió của cụ một niềm vui pha lẫn nỗi xúc động nghẹn ngào. Cụ chỉ biết nắm chặt tay chúng tôi mà không nói nên lời. Cả Nhóm như lặng đi, có bạn đã sụt sùi. Tôi cũng thấy mắt mình cay cay, chỉ mong cụ được mạnh khỏe, sống hạnh phúc cùng con cháu.
Gia đình cuối cùng chúng tôi đến có hai chị em sinh đôi đang ngồi học bài. Nhìn hai em "diện" chiếc áo trắng đã cũ sờn, ngả hẳn màu ra chào chúng tôi, lòng mọi người chợt se lại. Ngay lập tức, chị Ngọc thủ quỹ liền nhờ hai anh chị trong Nhóm đưa các em đi mua quần áo và những đồ dùng, sách vở còn thiếu. Chầm chậm rót nước mời chúng tôi, cô Loan – mẹ hai em – lặng lẽ kể về hoàn cảnh gia đình mình. Cha bị mù rồi mất, nhà lại nghèo nên đứa anh cả phải nghỉ học để xin đi làm phụ mẹ nuôi hai em gái. Giọng nghèn nghẹn, chị Ngọc động viên gia đình, khuyên hai em cố gắng học hành cho giỏi, đừng phụ lòng mẹ và anh trai đã tần tảo sớm hôm nuôi mình ăn học, chị cũng hứa Nhóm sẽ hỗ trợ gia đình để hai em có điều kiện học tập. Nói đến đây, nhiều bạn đã không cầm được nước mắt.
Kết thúc chuyến đưa gạo cũng đã hơn bốn giờ chiều. Tập trung mọi người lại, chị Ngọc đưa tiền xăng cho những bạn mang xe đi ngày hôm nay: "Bây giờ, xăng dầu lên giá. Vậy từ hôm nay, tiền xăng sẽ tăng thêm hai nghìn lên thành bảy nghìn đồng. Mọi người thấy thế nào ?" Tất nhiên là chẳng ai phản đối cả. Tất cả còn mải nghĩ về chuyến đi ngày hôm nay. Còn đối với riêng tôi, chuyến đi này thực sự là một trải nghiệm không bao giờ quên.
PHẠM ĐÌNH NGỌC, tạp chí Thế Giới Mới số 76
9 nhận xét:
A Ngọc viết hay quá
cả nhóm cùng cố gắng nak
Nhà báo mờ...
@Hướng Đạo: C thấy mình đy khen nhà báo có thừa k nhỷ
Hì, không thừa đâu, khen lần sau viết hay hơn nữa.
anh hưng, đạo ơi. sao chưa ép nick anh ngọc vào làm tác giả hả.
:) Anh Hưng hở? Em add rồi nhưng lâu quá anh Ngọc không có thời gian vào xác nhận nên hệ thống nó tự hủy lời mời.
Mà đợt này anh Ngọc cũng bận, khi nào rảnh thì add anh Ngọc vào, anh ấy đăng bài cho xôm tụ hỉ.
quản trị viên là ai vậy? :)
Hỏi anh Hưng ấy chị, anh ấy điều hành trang này mà.
xem lại video clip 6 năm hoạt động của nhóm mà nhiều cảm xúc quá . ve chai nam định ơi . cố lên .
Đăng nhận xét